Hoàng hôn tháng Hai

February Twilight

I stood beside a hill
Smooth with new-laid snow
A single star looked out
From the cold evening glow.

There was no other creature
That saw what I could see-
I stood and watched the evening star
As long as it watched me.

Sara Teasdale

Hoàng hôn tháng Hai

Tôi đứng ở chân đồi
Phẳng phiu tuyết trắng mịn
Một ngôi sao lẻ loi
Lóng lánh cuối chiều đông

Quạnh hiu đồi hoang vắng
Dành riêng cho mắt tôi
Ngôi sao giữa hoàng hôn
Lặng lẽ ngắm nhìn tôi

Bà Tám dịch

29 thoughts on “Hoàng hôn tháng Hai”

    1. Bác chê đúng quá, không thể biện hộ gì cả. May ra vào tay các ông Ngu Yên, hay Lý Ốc thì bản dịch sẽ hay. Tám làm lếu láo chơi mà, được bác bỏ thì giờ ra phê thiệt là … cám ơn bác.

    1. Chắc bác hiểu lầm hay nghĩ cái gì đó quá sâu xa. Tám không có ý gì xấu cả, chỉ thấy hai ông đó dịch thơ sang thơ hay. Còn hai ông nữa là ông Tạp Niệm, với ông Black Racoon cũng dịch thơ thành thơ hay. Dĩ nhiên tuy là Tám thấy hay nhưng có lẽ cũng có người không thích. Sở dĩ Tám không nhắc tên Bác là vì sợ có vẻ nịnh bợ trơ trẽn. Cám ơn Bác đã mang bài tản mạn lên bàn trên trang của Bác. Nếu Bác biết Tám ngoài cuộc sống sẽ không bao giờ nghĩ là Tám độc địa. Tám thuộc loại ruột để ngoài da, ăn ngay nói thẳng, chân chất, quê mùa. Hiền thì không hiền, nhưng không phải khi không mà dữ.
      Chuyện giang hồ khích bác ở đâu đâu Tám không biết. Ở đây Tám chỉ viết chơi và trò chuyện với những người bạn rất hiền lành dễ thương.

      1. Ông ta khen đấy. Ông ta ước gì Tám cũng hiền như em lò viết đúng chỉ tiêu 300 chữ Đỏ Nguyễn Ngọc Tư cho các anh văn nghệ tha hồ xoa. Các đàn anh thời cổ xưa thì nhăm nhăm xoa mông các em gái văn nghệ để khoe mình sở hữu được em nào. Các ông bây giờ thì lăm le dụ dỗ em gái văn nghệ viết bài ngợi ca mình để chứng tỏ với cái bang văn nghệ là mình có gà mái hầu hạ. Hiền mà chi Tám.

  1. Giáo thì ko dám dịch thơ nên Giáo rất ngưỡng mộ những người dịch thơ. Phải có một tâm hồn thơ bẩm sinh và mối đồng cảm sâu sắc với tác giả mới làm được điều đó. Dịch văn xuôi mà đôi khi còn phải dịch thoát mới nghe khỏi sượng, huống chi là thơ… Giáo thích chị Tám dịch lắm, dù thơ hay văn cũng dzị! hehe…

    1. Cám ơn Giáo. Nếu mình chấp nhận việc mình làm có khiếm khuyết nhưng mang đến niềm vui cho bản thân thì không có gì phải sợ. Hễ làm thì có sai, có hư, có dở. Nếu cái gì cũng sợ thì chẳng bao giờ mình có thể làm gì cả. Mọi cuộc du hành đều phải có bước khởi đầu và những vấp ngã của nó.

  2. Chị Tám dịch thơ hay quá! Gokku nói thật lòng chứ không phải nịnh đâu nha. Rất đồng ý với bác Giaolang là dịch văn xuôi đã khó, dịch thơ còn khó hơn nên đọc xong không thể không khen chị.

    1. Hihi. Cám ơn Ngọc. Đã đi đến NJ rồi ha. Tàu cập bến NJ ngay cái cảng có giọt nước mắt khóc vụ World Trade Center. Đi chơi bình an vui vẻ nha.

  3. Bà Tám ơi…Bà Tám khỏe hông vậy?

    Trời! Công nhận Bà Tám dịch bài thơ…xuất thần thật, làm người đọc rung cảm thật sự và có cảm giác như đang thưởng lãm một bức tranh sơn dầu diễm tuyệt, vậy đó!
    Khiến, Bảo Vân cháu tự nhiên liên tưởng đến bức tranh thủy mạc “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan…quá! Hihi…

    – “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”
    ……
    Thế mà, bác Anonymous nào nào đó lại…phán: “Bài thơ dịch thoáng quá, thành ra mất mát nhiều quá” (?!)
    Ước gì, bác Anonymous nào nào ấy sưu tầm được bản dịch nào tuyệt mỹ hơn, để mọi người cùng thưởng thức, nhỉ?

    – Bác…Anonymous…ơơơiiiiiiiiii…..ơi…..

    1. Nhỏ này, khen xạo hả. Cái này còn không đáng gọi là thơ nữa chứ còn xuất thần, xuất thần là mất hồn, là chết giấc. Đọc thơ mà chết giấc thì dễ sợ thiệt a.

      1. Ui…Bà Tám “già” ơi! Bảo Vân cháu khen thiệt lòng chứ không có khen…giả bộ, lấy lòng Bà Tám “già”…đâu đó nghen! Huhu…

        Bởi, cá nhân cháu, đây là lần thứ 2 cháu “bật tự nhiên” dùng cụm từ “xuất thần” để khen một bài thơ dịch, thiệt lòng đó Bà Tám!
        Lần đầu (là lúc cháu học năm 3), thầy giáo có đưa cả lớp một bản dịch bài thơ To See của William Blake do thầy Thái Bá Tân dịch:

        – “Nhìn Thế Giới trong nhỏ nhoi hạt cát
        Và Bầu Trời trong chỉ một Bông Hoa.
        Trong một giờ, hãy nắm toàn Vĩnh Cửu,
        Cầm trong tay cả Khoảng Không bao la.” (Thái Bá Tân)

        -To See
        To see a world in a grain of sand,
        And a heaven in a wild flower,
        Hold infinity in the palm of your hand
        And eternity in an hour. (William Blake)

        http://www.poemhunter.com/poem/to-see-9/

        Nói thật, Bảo Vân cháu đọc bản dịch trên, cháu thấy cũng…“thường thường bậc trung” và không chút chút mảy may gì là…rung rung cảm trong lòng cả!
        Tuy nhiên, sau đó vài hôm, thầy giáo lại đưa ra một bản dịch khác, cũng của thầy Thái Bá Tân dịch:

        – “Để thấy Đời trong nhỏ nhoi hạt cát
        Và Bầu Trời trong chỉ một Bông Hoa.
        Trong một giờ, hãy nắm toàn Vĩnh Cửu,
        Trong tay mình, cả Vũ Trụ bao la.” (Thái Bá Tân)

        Thú thật, đọc bản dịch lần này, có một sự rung cảm sâu lắng đến rùng rùng mình trong Bảo Vân cháu thật sự, và tự nhiên trong cháu bật xuýt xoa :
        – Ôi! Một bản dịch đầy…XUẤT THẦN!

        Đó, cái cụm từ…“xuất thần” mà cháu dùng, nó phải thật sự rung cảm sâu lắng và bật lên tự nhiên trong cháu…như thế thế đó, Bà Tám…”già”…ơi!
        Hihi…

      1. Wow!
        Bác ấy quả là bậc trưởng bối và là một ngọn núi Thái Sơn!
        Hèn chi, bác ấy đủ tư cách…”phán”…Bà Tám “già”! Hihi…

        Nhưng, Bà Tám ơi, Bảo Vân cháu nào có dám…”hó hé ho he”…gì đâu? Cháu chỉ ước bác ấy sưu tầm được thêm bản dịch nào nào đó để thưởng thức thêm…thôi mà! Hihi…

  4. @ Bà Tám, Tin Văn, not Tân Văn của Bà HDT
    @ Bảo Vân. Bà Tám cũng nhận thấy, bài dịch thoáng quá, bỏ mất nhiều quá. Tôi tính viết về bài thơ này, vì có tí liên quan tới hai bài thơ khác, cùng tả cảnh chiều tà, nhưng chưa có thì giờ, vả lại, có 1 đôộc giả của Blog Bà Tám hiểu lầm ý của tôi, thành ra phải đợi cho nó dịu xuống đã
    Best Regards. NQT
    http://www.tanvien.net

    1. Bảo Vân kính chào bác NQT,
      Dạ, mong bác tha thứ, nếu Bảo Vân cháu có điều gì gì đó vô tình sơ sót dẫn đến…bất kính trong cái comment ở trên, nghen bác!

      – Bác hứa rồi đó nghen! Cháu (và mọi người) mong đợi bài viết của bác!
      Cháu kính chúc bác luôn luôn an khỏe.

  5. ôngT

    Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

    Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bỗng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

    Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này

    Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

    Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên

  6. @ Lang Băm.
    Tôi sợ bạn hiểu lầm rồi. Bà Tám với Tin Văn thì cũng như trong gia đình. Bà viết cho Tân Văn, cũng là trong gia đình, vì tờ Tân Văn do VTD trông coi, ông này là bạn của NQT. Bà Tám viết ở nhiều nơi nhiều báo, nhưng cho ai trân trọng đọc văn của Bà, như NQT tôi ?
    Còn mấy chuyện kia, ở Cali gì đó, thì tôi không biết thật, mà biết để làm gì cơ chứ.
    Kính. NQT

  7. Trời…Trời…Trời…!!!
    Một nội dung entry đang với không gian và không khí trò chuyện thật hiền hòa, tao nhã, hòa đồng, thân thiện…
    Thế mà, tự nhiên, sao lại bị…vẩn đục, thế này nhỉ!!!???

    Bác Lang Băm ơi, “chuyện giang hồ khích bác ở đâu không biết” (chữ của Bà Tám ở còm trên…hihi…) cháu đề nghị bác nên có chút chút tôn trọng “còm sĩ” chúng tôi…trong ngôi nhà xinh xinh dễ thương duyên dáng này…một tí tí xíu, chứ bác!

    P/s:
    – Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện.
    (…)
    Công kích cá nhân (ad hominem): Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
    Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một nhân vật khác, chẳng hạn như “Vậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.”
    Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó. Ví dụ: “Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.”
    Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.”
    (…)
    http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_tranh_lu%E1%BA%ADn_v%C3%A0_v%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%81_ng%E1%BB%A5y_bi%E1%BB%87n

  8. http://www.tanvien.net/
    1. Lang Băm | March 8, 2014 at 4:00 pm

    Ông T

    Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

    Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

    Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này

    Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

    Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

    Note: Cái này, ở bên Blog một chỗ quen biết, lôi về đây cho tiện để chửi cho đã! (1)

    Và cũng để cho chỗ quen biết khỏi bực, vì những chuyện nhơ bửn như vậy.
    Gấu & độc giả Tin Văn, thì quen rồi.
    Vả như không quen/ chưa quen [Bi giờ chán TV rùi], thì tạm lánh đi chỗ khác.

    Chúa có khi còn vắng mặt, đúng vào lúc xẩy ra Lò Thiêu, nữa là!

    Hà, hà!

    GCC nghi, tác giả là 1 tên thuộc băng đảng Hậu Vệ, hoặc đệ tử Thầy Cuốc.
    Cái câu, “ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như Thầy Kuốc”, khiến Gấu nghi tên khốn này là đệ tử của ông ta. Và, cái giọng nhơ bửn của nó. Lũ khốn này, khi TV mới mở ra mục Dọn, xúm vô như ruồi nhặng, sau thấy quê quá, lặn dần. Bây giờ lại thấy xuất hiện.

  9. Bác Lang Băm ơi,
    Bác ắt hẳn là một bậc cao tuổi rồi! Vậy, Bảo Vân mạn phép mời bác một tách trà nóng thơm ngon…uống thư giãn chút chút, bác nhé!

    Như Bảo Vân đã dẫn lời Bà Tám: “chuyện giang hồ khích bác ở đâu đâu không biết”, Bảo Vân không và chẳng thèm quan tâm; nhưng, ở đây, trong phạm vi không gian và không khí của cái entry đầy êm đềm giới thiệu bài thơ dịch đầy tao nhã này, Bảo Vân “làm gan” chỉ muốn đề nghị bác khi còm cần nên có chút chút xíu ý tứ tôn trọng nhiều người đọc cùng nhiều “còm sĩ” ở đây thôi; còn nếu bác cứ tiếp tục…“lôi về đây cho tiện để chửi cho đã!”… thì tùy bác vậy, quyền có cho hiển thị comments hay không là của Bà Tám, chủ nhà!
    Bảo Vân có hơi hơi khó chịu chút chút, nhưng, nếu cứ tiếp tục như vậy vậy, thì đành…chép miệng, và đành tạm lánh…xa lắc xa lơ, luôn vậy! hihi…

    Hình như có câu nói “Văn là Người”, nên quan điểm của Bảo Vân rất rõ ràng:
    – “Khả dữ ngôn nhi bất dữ chi ngôn , thất nhân . Bất khả dữ ngôn nhi dữ chi ngôn , thất ngôn . Tri giả bất thất nhân , diệc bất thất ngôn .”
    (Luận ngữ)

    Chào bác, chúc bác an khỏe nghen!

    1. Comment đó là bác T gửi bác LB, BV ạ. Để yên hai Bác. Ê, không được gọi Tám “già” nghen. Chết tên của người ta á.

  10. 1/ “Để yên hai Bác.”
    – Dạ, Bà Tám!

    2/ “Ê, không được gọi Tám “già” nghen. Chết tên của người ta á.”
    – Ui! Bộ Bà Tám quên ông cụ Victor Hugo nói rồi sao? hihi…

    “Bốn mươi là tuổi già của lớp trẻ; năm mươi là tuổi trẻ của lớp già.”
    (Forty is the old age of youth; fifty the youth of old age -Victor Hugo)

    Và, cho dù Bà Tám có mắng mỏ cháu như…”tát nước vào mặt” hihi…, Bảo Vân cháu vẫn thích và ngưỡng mộ tính cách cũng như văn phong của Bà Tám…”già” qua từng bài viết, qua từng truyện ngắn, qua từng…entry, như ri…(mà cháu đã từng trích dẫn một lần):

    “Còn gì đẹp hơn một người phụ nữ già nua trở nên thông thái cùng tuổi tác? Mỗi tuổi đều có thể khiến ta say mê, miễn là ta sống trong nó.”
    (What could be more beautiful than a dear old lady growing wise with age? Every age can be enchanting, provided you live within it – Brigitte Bardot)

    hihi…

    1. Bảo Vân đáng yêu thế này làm sao mà mắng mỏ như tát nước vào mặt cho được. Có được một người như Bảo Vân làm bạn đọc là một vinh hạnh vô cùng. Chính những bạn đọc như thế này làm blogging là một niềm vui to lớn.

      Cám ơn cô bé.

Leave a comment