mùa thu sót lại

căn nhà màu tím

Cuối Đường

lá phong trong bóng râm

Hồ trong rừng

Láng giềng

như những giọt nước mắt trong

Nửa lành nửa rách

rừng thu

nhà trên đồi

thu vàng

chập chùng màu sắc

là hoa hay là trái

xin nhận nơi này làm quê hương

Sợ là bạn chán nhưng ảnh còn sót lại nên chùm ảnh này coi như tống tiễn mùa thu của năm 2013. Buổi sáng thứ Bảy hai tuần trước tôi đi thư viện, ngang qua một công viên có đường vào rất hẹp chỉ vừa đủ cho một xe. Nhác thấy căn nhà cạnh công viên kiểu Tudor rất đẹp có hàng cây bao quanh đã chín màu thu; tôi muốn chụp ảnh căn nhà nhưng người ta khóa rào không cho vào đành đi dạo công viên một vòng. Thấy có cái hồ, và đàn vịt trời nên chụp vội vàng vài tấm, đăng lên cho blog đỡ trống trải.

Ở đây bao nhiêu màu sắc rực rỡ của mùa thu, giờ chỉ còn lại màu nâu ánh lên trong nắng và mùi lá sồi khô thoang thoảng nhẹ nhàng. Hôm qua và hôm nay trời ấm nhưng hồi trong tuần sáng thứ Năm đã có cơn tuyết đầu mùa, đủ đọng lại trên sân nhà chừng một hai giờ đồng hồ cho đến khi nắng lên.

Từ bây giờ đến cuối năm sẽ có một hai ngày của Indian Summer.

11 thoughts on “mùa thu sót lại”

  1. Mùa thu đã đi qua còn gửi lại
    Một ít vàng trong nắng trong cây
    Một ít buồn trong gió trong mây
    Một ít vui trên môi người thiếu nữ…

    (trích thơ Tế hanh)

  2. Ở đây giờ chỉ còn lại màu nâu ánh lên trong nắng và mùi lá sồi khô nhẹ nhàng thoang thoảng. Hôm qua và hôm nay trời ấm nhưng hồi trong tuần sáng thứ Năm đã có cơn tuyết đầu mùa, đủ đọng lại trên sân nhà chừng một hai giờ đồng hồ cho đến khi nắng lên.

  3. Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương. Câu này cũng không có chủ từ. Có thể nói, câu nào không có chủ từ là cực hay của Bà Tám! Khi NQT bắt đầu viết, cũng viết kiểu này, do học từ W. Faulkner, nhưng câu của NQT tôi cực dài, cũng bắt chước Faulkner, thí dụ truyện ngắn Mộ Tuyết.

    Mộ Tuyết

    Ba Xuyên, lần viếng thăm hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên viên kỹ thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ dùng kỹ thuật từ các nơi gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái tới những đài địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu thính viên, biết sử dụng máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa chữa khi trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè, nhiều tạp âm, khi nghe được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát tín hiệu, không biết vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế cùng chuyên viên lắp đặt… Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất một hai ngày làm, do đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười ngày, nhiều lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo tìm kiếm, sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen thành phố.

    Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình…), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này (1).

  4. Làm ơn edit giùm cai “com” trên. Sự thực câu văn không phải không có chủ từ, mà là, sử sụng cả 1 cụm từ, trong có động từ còn nguyên mẫu, infinitive verb, làm chủ từ. Kiểu viết này thường được dùng cho dòng văn đọc thoại nội tâm, dòng ý thức… Sorry dài dòng, nhưng biết đâu nhờ vậy cách viết này sẽ được nhà văn Việt khai phá thêm. NQT.

    1. Cám ơn Bác. Thật là cảm kích đã được Bác đọc lại còn được Bác khen rất khéo. Nhưng Bác khen quá lời Tám không dám nhận sợ người đọc mắng cho. Chữ nghĩa của Tám không đầy lá mít làm gì dám so sánh với Faulkner và mong nhà văn Việt khai phá thêm.

      Bác có lẽ thích khuynh hướng lãng mạn nên thích văn tả cảnh. Tám thì nghĩ sao viết vậy thôi. Cảm ơn Bác bao giờ cũng nói những lời tốt đẹp.

  5. Tks. NQT
    Sự thực, tôi không thuộc khuynh hướng lãng mạn, và cũng không hằn thích văn tả cảnh. Nhưng mấy câu mà tôi trích dẫn, nó “nói lên” tài miêu tả của người viết: sắp xếp lại sự kiện đúng như sự tưởng tượng của mình. Dẫn ý Kafka, để làm rõ thêm: Viết như thế chỉ là miêu tả? [Bụi].

    Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự “sắp xếp” của người viết.

    Như vậy “cách” miêu tả rất quan trọng?

    Đó là quan niệm của Kafka, kỹ thuật chính là linh hồn của văn chương.

Leave a comment